SEARCH SITE BY TYPING (ESC TO CLOSE)

Skip to Content

Category Archives: Freight News

BẢNG GIÁ VẬN CHUYỂN CONTAINER NỘI ĐỊA

Bảng giá vận chuyển container nội địa – Bạn muốn biết giá cước vận chuyển container nội địa là bao nhiêu trước khi vận chuyển hàng hóa. Hãy cùng Global Logistic tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để trả lời cho thắc mắc đó nhé! Hãy liên hệ với chúng tôi để biết chính xác về mức giá vận chuyển container đường bộ và các dịch vụ của chúng tôi.

Ưu điểm của vận chuyển Container nội địa

Không ít khách hàng còn thắc mắc về việc vận chuyển hàng hóa bằng container đường bộ. Để giúp khách hàng hiểu rõ hơn về loại hình vận tải này, chúng tôi xin đưa ra một số những ưu điểm sau đây:
 
– Quá trình vận chuyển linh hoạt : vận chuyển container bằng đường bộ giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa trở nên linh hoạt hơn, không phụ thuộc vào giờ giấc.Thời gian do các bên tự thống nhất. Ngoài ra có thể yêu cầu giao hàng ở bất kì đâu trong khu vực mà xe container được phép di chuyển tới. Thời gian vận tải nhanh hốn với các hình thức khác nhờ vậy mà rút ngắn được tối đa thời gian trong quá trình lưu thông hàng hóa.
 
– Tiết kiệm tối đa chi phí: Đây là hình thức vận chuyển hàng đầu khi muốn vận chuyển lượng lớn hàng hóa. Hình thức vận chuyển ghép công vì vậy sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với vận chuyển hàng lẻ thông thường.
 
– Đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển: Container được thiết kế với bốn góc kín và duy nhất một cửa ra vào. Trước khi vận chuyển, hàng hóa đều được niêm phong cẩn thận để bảo vệ hàng hóa trong quá trình di chuyển tránh trường hợp hàng hóa bị hư hỏng, nhiễm bẩn, mất cắp…
 

 

Các loại hàng hóa vận chuyển bằng container phổ biến

Chúng tôi chuyên nhận vận chuyển các loại hàng hóa bằng container nội địa như:
 
– Các mặt hàng nông sản, hàng tiêu dùng: Gạo, cà phê, tiêu, điều,mía, khoai mỳ, thức ăn gia súc, bánh kẹo, phân bón, vật liệu xây dựng….
 
– Các mặt hàng siêu trường, siêu trọng,hàng quá khổ quá tải: như dầm cầu,cuộn thép, vận chuyển xe cơ giới,máy đào, máy xúc, xe lu, nồi hơi, thiết bị công nghiệp, sắt thép các loại…
 
– Hàng chất lỏng: Hóa chất đóng can, sơn nước, xăng dầu… Các mặt hàng này chúng tôi chuyên đóng trong các container liền vỏ.
 

 

Bảng giá vận chuyển container nội địa tại Global Logistic

Dưới đây là bảng giá vận chuyển container nội địa của Global Logistic:
 

STT Nơi đi Nơi đến GIÁ ĐƯỜNG BỘ GIÁ ĐƯỜNG SẮT ĐƯỜNG BIỂN
Cont 40 feet thường Cont 45 feet thường Cont 40 feet lạnh Cont 45 feet lạnh Cont 40 feet ( 26 tấn) Thời gian Cont 40 feet Thời gian
1 HCM
Bình Dương
Đồng Nai
Bình Thuận 9.500.000 9.500.000
2 Ninh Thuận 11.500.000 11.500.000
3 Khánh Hòa 16.500.000 16.500.000
4 Bình Định 17.500.000 17.500.000 15.630.000
5 Đà Nẵng 19.500.000 20.500.000 29.000.000 31.000.000 20.130.000 3 n 15.000.000 6 n
6 Hà Tĩnh 22.500.000 23.500.000 37.000.000 39.000.000 26.750.000 3 n 21.500.000 7 n
7 Nghệ An 25.000.000 27.000.000 40.000.000 42.000.000 23.750.000 3 n 20.500.000 7 n
8 Thanh Hóa 27.000.000 29.000.000 41.000.000 43.000.000 29.130.000 3-4 n 23.000.000 7 n
9 Hà Nam 29.000.000 30.000.000 43.000.000 45.000.000 25.250.000 3-4 n 20.000.000 7 n
10 Hưng Yên 29.000.000 30.000.000 43.000.000 45.000.000 23.750.000 3-4 n 19.000.000 7 n
11 Hà Nội 29.000.000 30.000.000 43.000.000 45.000.000 23.750.000 3-4 n 18.000.000 7 n
12 Bắc Ninh 30.000.000 31.000.000 44.000.000 46.000.000 23.750.000 3-4 n 19.500.000 7 n
13 Bắc Giang 31.000.000 32.000.000 45.000.000 47.000.000 24.000.000 3-4 n 19.700.000 7 n
14 Phú Thọ 31.000.000 32.000.000 45.000.000 47.000.000 26.500.000 3-4 n 21.500.000 7 n
15 Thái Nguyên 31.000.000 32.000.000 45.000.000 47.000.000 25.500.000 3-4 n 21.500.000 7 n
16 Lạng Sơn 33.000.000 35.000.000 54.000.000 55.000.000 30.000.000 4 n 24.550.000 7- 8 n
17 Lào Cai 33.000.000 35.000.000 54.000.000 55.000.000 37.500.000 4 n 31.750.000 7- 8 n
1 Hà Nội
Bắc Ninh
Hưng Yên
Hà Tĩnh 11.500.000 11.500.000 15.500.000 17.500.000
2 Nghệ An 9.500.000 9.500.000 15.500.000 17.500.000
3 Thanh Hóa 6.500.000 6.500.000 13.500.000 15.500.000
4 Đà Nẵng 19.500.000 21.500.000 19.500.000 21.500.000 14.500.000
5 Huế 17.500.000 19.500.000 17.500.000 19.500.000 17.500.000 3 n
6 Gia Lai 24.000.000 24.000.000 27.000.000 29.000.000 24.000.000 3 n
7 Bình Định 22.500.000 22.500.000 23.500.000 25.000.000 16.500.000 3 n
8 HCM 29.000.000 30.000.000 29.000.000 31.000.000 19.500.000 3-4 n
9 Bình Dương 29.000.000 30.000.000 29.000.000 31.000.000 19.500.000 3-4 n
10 Đồng Nai 29.000.000 30.000.000 29.000.000 31.000.000 18.000.000 3-4 n
11 Long An 31.000.000 32.000.000 31.000.000 33.000.000 20.500.000 3-4
12 Bình Thuận 26.000.000 27.000.000 27.000.000 29.000.000 23.000.000 3-4 n
13 Tây Ninh 26.000.000 27.000.000 27.000.000 29.000.000 23.000.000 3-4 n
14 Đồng Tháp 24.000.000 25.000.000 24.000.000 26.000.000 25.500.000 3-4 n
15 Bình Phước 32.000.000 33.000.000 32.000.000 34.000.000 21.500.000 3-4 n
16 Bà Rịa 29.000.000 30.000.000 29.000.000 31.000.000 23.000.000 4 n
17 Cần Thơ 35.000.000 36.000.000 34.000.000 36.000.000 26.500.000 4 n

 
Lưu ý: Bảng giá trên đây chỉ mang tính chất tham khảo,mức giá có thể thay đổi tùy theo thời điểm, loại mặt hàng… Để có mức giá chính xác nhất xin vui lòng liên hệ số Hotline:  090 242 8919 hoặc 091 431 2428 để nhận báo giá chính xác nhất.
 
Trên đây là toàn bộ thông tin về bảng giá vận chuyển container nội địa.bạn đang có nhu cầu vận chuyển hàng hóa hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ, tư vấn các dịch vụ tốt nhất.
Email: Long@worldship.com.vn
 
Website: worldship.com.vn
 
Hotline: 090 242 8919 hoặc 091 431 2428

READ MORE

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG XE CONTAINER

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng xe Container – Do tình hình giao thông hiện nay khá thuận lợi với các  tuyến đường cao tốc nối dài. Chính vì vậy việc vận chuyển hàng hóa bằng các xe container trở nên rất thuận tiện và nhanh chóng. Vận chuyển hàng hóa bằng xe container là phương thức vận chuyển hàng hóa nội địa an toàn, chắc chắn và cực kì nhanh chóng. Vậy vận chuyển hàng hóa bằng xe container có những ưu nhược điểm gì? Hãy cùng Global Logistic tìm hiểu ngay nhé!

Các loại container dùng trong vận chuyển hàng hóa hiện nay

Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu sơ qua về các loại container dùng trong vận chuyển hàng hóa hiện nay để biết được hàng hóa mình cần vận chuyển đi có đáp ứng yêu cầu sử dụng của container hay không. Hiện nay có hai loại container phổ biến là container khô 20 feet và container khô 40 feet. Hai loại container này phù hợp chở nhiều loại mặt hàng khác nhau với khả năng bảo quản nhiệt độ lạnh trong quá trình vận chuyển.
 

 
– Container 20 feet: Vận chuyển hàng hóa bằng xe container 20 feet có thể chứa được gần 21 tấn hàng. Loại container này rất thông dụng thường dùng để vận chuyển các loại hàng hóa đóng kiện, hòm, hàng rời, đồ đạc, trái cây, rau quả, thịt cá…
 
– Container 40 feet: Giúp đong được nhiều hàng hóa hơn với trọng tải tối đa lớn lên đến hơn 30 tấn.

Những mặt hàng thường được vận chuyển bằng container

Vận chuyển hàng bằng container là hình thức vận chuyển hàng hóa đặc biệt, thường được sử dụng để chuyên chở những mặt hàng có trọng tải lớn, công kềnh. Các mặt hàng thường được vận chuyển bằng container bao gồm:
 
Các lô hàng có khối lượng lớn
 
Đa phần các mặt hàng chuyển chở với khối lượng lớn từ vài tấn đến vài nghìn tấn như gạo, nông sản, cafe, vật liệu xây dựng… Các mặt hàng này có trọng lượng khá nặng rất thích hợp để vận chuyển bằng xe container.
 
Các mặt hàng có giá trị lớn, cần vận chuyển nhanh
 
Hiện nay, một số mặt hàng xuất khẩu cũng phù hợp vận chuyển bằng container ra các cảng biển hoặc trong nước. Đặc biệt như các  mặt hàng công nghệ cao, thiết bị điện tử như máy móc, thiết bị điện, đồ điện tử…
 
Một số mặt hàng đặc biệt như: Xăng,dầu..
 
Các mặt hàng thực phẩm tươi sống: Các mặt hàng thực phẩm tươi sống vận chuyển đường dài cần vận chuyển trong container đông lạnh chuyên dụng.
 

 
Ưu điểm của vận tải hàng hóa bằng container
– Giảm chi phí vận chuyển cho khách hàng: Đây là hình thức vận chuyển hàng đầu khi muốn vận chuyển lượng lớn hàng hóa. So với dịch vụ vận chuyển hàng lẻ thì hình thức vận chuyển hàng bằng container vận chuyển theo hình thức ghép công vì vậy chi phí vận chuyển sẽ thấp hơn.
 
– Linh hoạt về thời gian vận chuyển: việc vận chuyển hàng hóa bằng container giúp đảm bảo được sự linh hoạt về thời gian vận chuyển. Khách hàng vận chuyển bằng container có thể thương lượng về thời gian, giá cả với đơn vị vận chuyển.Nhờ đó bạn có thể chủ động hơn về thời gian nhận hàng.
 
– Hàng hoá được vận chuyển đảm bảo sự an toàn: Container có thiết kế duy nhất một cửa được niêm phong chắc chắn. Chính vì vậy hàng hóa của bạn luôn được đảm bảo an toàn, không bị nhiễm bẩn, hư hỏng hay mất cắp.
 
– Rút ngắn được thời gian vận chuyển: Hiện nay, với sự phát triển của rất nhiều tuyến đường trên cả nước giúp cho việc vận chuyển hàng hóa bằng xe container trở nên nhanh chóng,tiện lợi giúp rút ngắn được thời gian vận chuyển hàng hóa.

Nhược điểm của vận chuyển hàng hóa xe container

– Vận chuyển hàng hóa xe container cần phải gom đủ số lượng hàng hóa vận chuyển một lúc.
 
– Khi sử dụng dịch vụ vận chuyển hàng bằng container khách hàng còn cần lưu ý thêm các khoản chi phí phát sinh như chi phí tháo dỡ, bôc xếp hàng hóa…
 
– Không phải địaphương nào cũng có sẵn cơ sở hạ tầng giao thông phù hợp chính vì vậy loaijhinhf vận tải này thường dùng để vận chuyển hàng hóa Bắc Nam .
 
Global Logistic luôn đảm bảo mang đến cho khách hàng dịch vụ vận chuyển hàng hóa tốt nhất. Giá thành gửi đến quý khách hàng là giá thành cuối cùng, không có bất kì chi phí phát sinh nào khác. Hợp đồng vận chuyển sẽ được soạn thảo và gửi đến quý khách hàng trong đó nêu rõ chủng loại hàng hóa, phương thức vận chuyển, thời gian và địa chỉ giao nhận. Nếu bạn còn thắc mắc về dịch vụ vận chuyển của chúng tôi hãy liên hệ ngay:
 
Email: Long@worldship.com.vn
 
Website: worldship.com.vn
 
Hotline: 090 242 8919 hoặc 091 431 2428

READ MORE

QUY TRÌNH GỬI HÀNG TỪ VIỆT NAM ĐI NHẬT BẢN TẠI GLOBAL LOGISTICS

Được đánh giá là một trong những đơn vị vận chuyển uy tín, quy trình gửi hàng từ Việt Nam đi Nhật Bản của Global Logistics vô cùng minh bạch, uy tín.

Quy trình gửi hàng từ Việt Nam đi Nhật Bản minh bạch

Tại sao nên thuê đơn vị vận chuyển hàng sang Nhật

Hiện nay lượng người Việt sinh sống, làm việc và định cư bên Nhật Bản ngày càng tăng mạnh. Theo đó, nhu cầu mua sắm, vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam cũng tăng theo lượng người.

Thông thường gia đình ở Việt Nam sẽ muốn gửi hàng hóa, đồ ăn sang Nhật cho người thân đang sinh sống tại đây. Nhiều người lựa chọn hình thức vận chuyển bằng đường biển để tiết kiệm, hoặc nếu có kiện hàng gấp thì sẽ vận chuyển bằng đường hàng không để rút ngắn thời gian. Tùy cân nặng và hàng hóa mà giá cước gửi hàng từ Việt Nam sang Nhật Bản sẽ khác nhau.

 

Điều quan tâm của khách hàng ngoài giá vận chuyển thì sẽ là lựa chọn đơn vị vận chuyển. Việc tìm một đơn vị vận chuyển quốc tế vừa đảm bảo an toàn hàng hóa, thời gian giao hàng nhanh lại vừa có giá thành hợp lý thì không phải điều dễ dàng. Đặc biệt là những người lần đầu gửi hàng từ Việt Nam sang Nhật thì vấn đề này càng khiến họ đau đầu và cân nhắc.

 

Được đánh giá là một trong những công ty vận chuyển chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, Global Logistics không ngừng nỗ lực và phát triển dịch vụ gửi hàng nội địa và vận chuyển quốc tế. Chúng tôi đã phát triển thế mạnh về dịch vụ chuyển hàng từ Việt Nam sang Nhật uy tín trong nhiều năm qua, đảm bảo hàng hóa đến tay người nhận an toàn nhất và nhanh nhất.

 

Cùng tìm hiểu quy trình gửi hàng từ Việt Nam đi Nhật Bản tại Global Logistics nhé!

Các bước gửi hàng sang Nhật Bản

Bước 1: Ký hợp đồng vận chuyển hàng

 

– Sau khi tiếp nhận yêu cầu gửi hàng của quý khách, Global Logistics sẽ xác nhận và gửi tới quý khách báo giá chi tiết.

 

– Sau khi thống nhất các điều khoản trong hợp đồng, Global Logistics tiến hành ký hợp đồng vận chuyển với khách hàng.

 

Bước 2: Vận chuyển hàng về khi và đóng gói đơn hàng

Sau khi hợp đồng được ký, chúng tôi sẽ tiến hành vận chuyển hàng về kho và đóng gói chuẩn vận chuyển quốc tế theo đúng quy định vận chuyển.

 

Bước 3: Gửi hàng 

 

Sau khi khai báo hải quan, chúng tôi sẽ tiến hành vận chuyển hàng hóa tới kho của Global Logistics tại Nhật Bản

 

Bước 4: Giao hàng và hoàn thành đơn hàng

 

Khi đã tới kho hàng, hàng hóa sẽ được vận chuyển tới địa chỉ đã thống nhất và đến tay khách hàng từ 4 – 6 ngày (không tính T7, CN và các ngày lễ).

Global Logistics – cung cấp quy trình gửi hàng từ Việt Nam đi Nhật Bản với giá hấp dẫn

Một trong những lý do khiến quý khách hàng lo lắng khi có ý định gửi hàng là quy trình gửi hàng từ Việt Nam đi Nhật Bản không minh bạch khiến hàng hóa bị hư hỏng, thất thoát. Chính vì phí gửi hàng quốc tế không hề rẻ nên việc lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín là điều vô cùng quan trọng.

Thấu hiểu tâm lý của khách hàng, ngoài thời gian vận chuyển nhanh chóng, đảm bảo chất lượng hàng hóa thì Global Logistics còn áp dụng mức phí chuyển hàng từ Việt Nam sang Nhật Bản vô cùng ưu đãi.

 

Khi lựa chọn Global Logistics để gửi hàng, quý khách hàng sẽ nhận được:

 

– Đội ngũ chăm sóc khách hàng nhiệt tình tư vấn miễn phí và giải đáp mọi thắc mắc trước, trong và sau khi giao hàng.

– Hỗ trợ đóng gói và phân loại hàng hóa cẩn thận, phù hợp với quy chuẩn vận chuyển quốc tế.

 

– Khai báo hải quan nhanh chóng, giao hàng tận nơi trong thời gian ngắn nhất

 

– Quy trình giao nhận minh bạch, có hệ thống theo dõi lịch trình hàng hóa rõ ràng.

READ MORE

QUY TRÌNH XIN CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU

Quy trình xin công bố mỹ phẩm nhập khẩu phải tuân theo đúng quy định của Pháp luật. Vậy quy trình công bố mỹ phẩm nhập khẩu như thế nào?

Công bố mỹ phẩm nhập khẩu

Sản phẩm mỹ phẩm được sử dụng theo nhu cầu, mục đích của con người. Chúng có khả năng làm sạch, thơm, giúp con người trở lên hoàn mỹ hơn.
Hiện nay, có nhiều sản phẩm mỹ phẩm được nhập khẩu từ các nước châu Âu, châu Mỹ. Theo đó, các tổ chức, công ty, doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh những mặt hàng này cần phải thực hiện các thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu.
Khi được chấp thuận, các đơn vị sẽ được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
 

Hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu

 
Căn cứ vào thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm. Để công bố mỹ phẩm nhập khẩu trước khi nhập khẩu vào Việt Nam thì các các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị hồ sơ như sau:
 
Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm
 
Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm cung cấp mỹ phẩm ra thị trường và được phân phối ở nước ta (Bản sao chứng thực).
 
Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS)
 
+ CFS do nước sở tại cấp: (Là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn). Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.
 
+ CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật: Trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
 

 

Trình tự thủ tục công bố mỹ phẩm nhập khẩu

 
Bước 1: Các tổ chức, doang nghiệp, cá nhân kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài sẽ chuẩn bị hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu.
 
Bước 2: Đăng ký tài khoản trên Cổng thông tin quốc gia và tiến hành nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu.
 
Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố mỹ phẩm. Cục Quản lý Dược có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. Bên cạnh đó gửi Phiếu báo thu nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ cần gửi thông báo và nêu những nội dung chưa đầy đủ, hợp lệ tới tổ chức, cá nhân công bố.
 
Bước 4: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ công bố hợp lệ và phí công bố theo quy định, Cục Quản lý Dược có trách nhiệm ban hành số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
 
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng đúng quy định,  trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý Dược sẽ thông báo bằng văn bản điện tử cho tổ chức, cá nhân công bố. Trong đó, cần nêu rõ các nội dung chưa đáp ứng để sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
 

Hiệu lực số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm

 
Số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm có hiệu lực là 5 năm. Nếu hết thời gian này, các tổ chức, đơn vị doanh nghiệp muốn tiếp tục đưa sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu lưu thông ở nước ta thì phải công bố lại trước khi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm hết hạn, đồng thời phải nộp lệ phí theo quy định.
 
Nội dung trong bài viết trên đây là những thủ tục về công bố mỹ phẩm nhập khẩu. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ bạn hãy Gọi ngay cho GLOBAL để được tư vấn báo giá miễn phí.

READ MORE

CAM KẾT KHÁCH HÀNG

KHÁCH HÀNG LÀ MỤC TIÊU TỒN TẠI CỦA CHÚNG TÔI
 
Tôn trọng tất cả các nhu cầu của khách hàng
 
Phát triển dựa trên định hướng theo nhu cầu của khách hàng. Chúng tôi hiểu nhu cầu khách hàng là cơ hội, thoả mãn được nhu cầu của khách hàng là chúng tôi đã nắm bắt thành công cơ hội.
 
Cung cấp các dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn
 
Đây là một phần quan trọng trong các hành động nâng tầm hình ảnh của chúng tôi. Chúng tôi cam kết sẽ cung cấp các dịch vụ hoàn hảo, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho Quý khách hàng.
 
Cung cấp đầy đủ các dịch vụ sau bán hàng
 
Mất rất nhiều công sức để chúng tôi có thể tạo lập được mối quan hệ với một khách hàng. Vì vậy, chúng tôi hiểu giá trị của mối quan hệ này và cam kết sẽ luôn quan tâm, chăm sóc khách hàng tốt nhất có thể
– Xã hội là môi trường cho chúng tôi tồn tại và phát triển
 
+ Luôn có ý thức bảo vệ môi trường
 
Vấn đề môi trường không phân biệt biên giới, cá nhân, tổ chức. Việc bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi của chúng tôi. Chúng tôi cam kết luôn có các chính sách hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến cộng đồng về các mặt môi trường, sức khỏe, an ninh và đạo đức.
 
Tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan
 
Để có thể phát triển bền vững và an toàn, chúng tôi cam kết tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, phí đối với Nhà nước.
 
+ Lành mạnh hoá quan hệ kinh tế
 
Là một trong những công ty hàng đầu về giao nhận, vận tải và kho hàng đa năng. Chúng tôi cam kết tham gia tích cực vào việc chống và loại trừ hàng giả, hàng nhái. Bên cạnh đó, những chính sách cạnh tranh lành mạnh luôn được chúng tôi duy trì và phát triển.

READ MORE

QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA NHẬP KHẨU

Căn cứ pháp lý kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
 

  • Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
  • Căn cứ Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/06/2009 Hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KHCN

Điều kiện hàng hóa nhập khẩu:
 

  1. Hàng hóa nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn và ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
  2. Đối với những Sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (là sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích, vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường.) thì:
  • Phải được công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng liên quan đến quá trình sản xuất, sản phẩm cuối cùng bởi tổ chức chứng nhận được chỉ định hoặc được thừa nhận
  • Hoặc nếu không thì khi nhập khẩu phải được tổ chức giám định được chỉ định hoặc được thừa nhận giám định tại cửa khẩu xuất hoặc cửa khẩu nhập.
  • phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu theo nội dung:
  1. Kiểm tra kết quả đánh giá sự phù hợp, nhãn hàng hóa, dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và các tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa cần kiểm tra;
  2. Thử nghiệm mẫu theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng khi cần thiết.

Thủ tục, quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu
 
– Hồ sơ để đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu:

  • Giấy “Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu” theo mẫu.
  • Bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực.
  • Tài liệu kỹ thuật khác liên quan: Bản sao (có xác nhận của người nhập khẩu)
  • vận đơn (Bill of Lading);
  • hóa đơn (Invoice);
  • tờ khai hàng hóa nhập khẩu;
  • giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) (C/O-Certificate of Origin);
  • ảnh hoặc bản mô tả hàng hoá;
  • mẫu nhãn hàng nhập khẩu đã được gắn dấu hợp quy và nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định
  • Bản sao hợp đồng mua bán (Contract) và danh mục hàng hóa kèm theo hợp đồng (Packing list)

– Sau khi cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ , trường hợp đầy đủ thì tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra theo quy định, trường hợp khồng đầy đủ thì sẽ thông báo bổ sung  cho người đăng ký
– Trong 3 ngày sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả và gửi trả hồ sơ
Gọi ngay cho GLOBAL để được tư vấn báo giá miễn phí.
 
Danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng
 
Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng được ban hành kèm theo Quyết định 50/2006/QĐ-TTg của Chính phủ về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng.
 
1. Phần thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế
 
1.1. Trang thiết bị và công trình y tế
 

STT Tên sản phẩm, hàng hóa Căn cứ kiểm tra
(đối với tiêu chuẩn là các chỉ tiêu về an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, môi trường)
Cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức việc kiểm tra chất lượng Tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1 Máy X-quang chẩn đoán thông thường TCVN 6595:2000 Vụ Trang
thiết bị y tế – Bộ Y tế
– Viện Trang thiết bị công trình y tế
– Các tổ chức kỹ thuật khác được tiếp tục chỉ định theo quy định của pháp luật
2 Thiết bị truyền dịch dùng trong y tế TCVN 6591-4:2000
3 Vật liệu cản tia X-tấm cao su chì TCVN 6730-1:2000
4 Tủ sấy tiệt trùng TCVN 6791:2000
5 Thiết bị hấp tiệt trùng TCVN 6792:2000
6 Máy theo dõi oxy để giám sát khí thở của bệnh nhân TCVN 7006:2002
7 Máy làm giàu Oxy dùng trong y tế TCVN 7007:2002
8 Máy gây mê TCVN 7009-1:2002
TCVN 7009-2:2002
TCVN 7009-3:2002
9 Máy thở TCVN 7010-1:2002
TCVN 7010-2:2002
TCVN 7010-3:2002
10 Tủ hút độc TCVN 6914:2001
11 Tủ cấy vi sinh TCVN 6915:2001
12 Đèn mổ TCVN 7182:2002
13 Máy điện châm TCVN 7004:2000
14 Bàn mổ đa năng TCVN 6733:2000

 
1.2. Vác xin phòng bệnh
 

STT Tên sản phẩm, hàng hóa Căn cứ kiểm tra
(đối với tiêu chuẩn là các chỉ tiêu về an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, môi trường)
Cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức việc kiểm tra chất lượng Tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa
1 Vác xin phòng lao Dược điển Việt Nam 3 Vụ Y tế dự phòng – Trung tâm Kiểm định Quốc gia- Sinh phẩm Y học
– Các tổ chức kỹ thuật khác được tiếp tục chỉ định theo quy định của pháp luật
2 Vác xin bạch hầu-ho gà-uốn ván (DPT)
3 Vác xin phòng dại Fluenzalida
READ MORE

QUY TRÌNH CÔNG BỐ MỸ PHẨM NHẬP KHẨU

Quy trình công bố mỹ phẩm

Hiện nay thủ tục công bố mỹ phẩm được thực hiện thông qua hai hình thức: Nộp trực tiếp bằng bản giấy (đối với sản phẩm mỹ phẩm sản xuất trong nước) và nộp online (đối với sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu).
Đối với mỹ phẩm nhập khẩu
Doanh nghiệp thực hiện thủ tục công bố bằng cách nộp hồ sơ trên website của Tổng Cục Hải Quan. Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ pháp lý
Bạn cần hoàn thiện hồ sơ công bố mỹ phẩm nhập khẩu bao gồm những giấy tờ sau đây:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh:Có ngành nghề bán buôn bán lẻ mỹ phẩm.
Giấy chứng nhận lưu hành tự do của sản phẩm do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại nước sản xuất cấp. Giấy chứng nhận thể hiện rõ tên, địa chỉ của nhà sản xuất và tên của từng sản phẩm dự kiến công bố. Giấy này bắt buộc phải có nội dung “được bán tự do tại nước sản xuất…”. Thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự tại Đại Sứ Quán Việt Nam ở quốc gia đó hoặc tại Đại Sứ Quán của quốc gia đó ở Việt Nam.
Thư ủy quyền của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối cho công ty nhập khẩu thực hiện thủ tục công bố sản phẩm tại Việt Nam. Nội dung tuân thủ đầy đủ các quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT. Các thông tin về nhà sản xuất, địa chỉ nhà sản xuất, tên sản phẩm phải phải chính xác so với Giấy chứng nhận lưu hành tự do. Đại diện phía nhà sản xuất hoặc nhà phân phối ký tên, đóng dấu.
Thư ủy quyền cũng phải thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
Ủy quyền có thể liệt kê tất cả các sản phẩm dự kiến công bố mà Giấy chứng nhận lưu hành tự do có thể hiện tên các sản phẩm đó Hoặc ủy quyền theo nhãn hàng.
Nếu có nhiều nhà sản xuất phải liệt kê tên các nhà sản xuất, địa chỉ của nhà sản xuất theo Giấy chứng nhận lưu hành tự do đã được cấp cho sản phẩm.
Bảng thành phần công thức của từng sản phẩm dự kiến công bố. Bảng này có thể bằng file Word hoặc PDF hoặc Excel gửi qua email.
Bước 2: Đăng ký tài khoản nộp hồ sơ online
Đầu tiên, bạn truy cập vào website: https://vnsw.gov.vn. Ở góc bên trái màn hình có hiển thị dòng chữ “Đăng ký người sử dụng” nhấp chuột vào phần này để thực hiện việc kể khai thông tin theo mẫu đã được mặc định sẵn.
 

 
 Đăng ký tài khoản nộp hồ sơ công bố mỹ phẩm qua mạng
 
Những thông tin có đánh dấu (*) là những thông tin bắt buộc phải kê khai.  Sau đó nhấp chuột vào nút “Đăng ký”trên màn hình báo đăng ký thành công nhấp chuột vào nút “Quay lại” xác nhận việc đăng ký.
Sau khi đăng ký xong, doanh nghiệp gửi email đề nghị cấp tài khoản đăng ký vào email hỗ trợ của hệ thống: bophanhotrotchq@customs.gov.vn. Nội dung email gồm có các thông tin:
Bản scan màu đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận đầu tư/ Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh;
Mã số thuế;
Tên công ty;
Địa chỉ công ty;
Thông tin của người đại diện theo pháp luật (tên người đại diện, email, điện thoại);
Thông tin người đăng ký (tên người đăng ký, email, điện thoại,…);
Ghi rõ đăng ký thực hiện với cơ quan nào: Bộ Công Thương, Bộ Y Tế…
Sau 24h kể từ thời điểm đăng ký, Tổng Cục Hải Quan sẽ gửi thông tin tài khoản đăng nhập trên hệ thống về email đăng ký của quý khách.
Bước 3: Soạn thảo Phiếu công bố mỹ phẩm
Doanh nghiệp kê khai đầy đủ thông tin vào phiếu công bố mỹ phẩm theo mẫu tại Phụ lục của Thông tư 06/2011/TT-BYT.
Mỗi sản phẩm được công bố trên một phiếu riêng biệt. Đối với loại sản phẩm có nhiều màu sắc khác nhau thì có thể công bố trên một phiếu. Nhưng phải thể hiện đầy đủ các bảng màu của sản phẩm.
Chú ý: Riêng nước hoa, thuốc nhuộm tóc các mùi khác nhau phải công bố trên các phiếu khác nhau.
Thành phần sản phẩm được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của hàm lượng các chất cụ thể. Riêng đối với những thành phần nhỏ hơn 1% có thể kê khai tùy ý sao cho các thành phần đó ở dưới những thành phần trên 1% theo tỷ lệ của các chất. Tên thành phần ghi theo danh pháp quốc tế. Giữa đơn vị và hàng thập phân được đánh dấu “,”.
Ngôn ngữ trình bày trong phiếu đăng ký mỹ phẩm bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Ghi rõ mục đích sử dụng tại Mục 3 phù hợp với bản chất của sản phẩm. Những thông tin ở Mục 7, Mục 8, Mục 9 ghi đúng như Giấy chứng nhận lưu hành tự do và Thư ủy quyền đã được cấp.
Chú ý: Phần công dụng của sản phẩm ghi phù hợp với thành phần của sản phẩm. Không để quá so với bản chất vốn có của sản phẩm. Tránh những từ có tác dụng trực tiếp như: “Điều trị nám”, “Làm trắng gia”, “Điều trị tàn nhan”…
Bước 4: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp kê khai hồ sơ trên hệ thống thông qua tài khoản của Tổng Cục Hải Quan cấp cho doanh nghiệp. Đính kèm các tài liệu bắt buộc theo quy định. Ký số hồ sơ, nộp hồ sơ. Xuất phiếu báo thu và nộp phí thẩm định hồ sơ.
Bước 5: Nhận kết quả
Doanh nghiệp cần theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ để sửa đổi nếu có công văn của chuyên viên thụ lý về việc hồ sơ phải sửa đổi. Nếu hồ sơ được cấp số công bố, quý khách sẽ nhận kết quả online trên cổng thông tin một cửa quốc gia.
Lưu ý: Cục Quản Lý Dược chỉ cho phép doanh nghiệp được thực hiện bổ sung hồ sơ duy nhất 01 lần. Nếu bổ sung hồ sơ không đạt, Cục sẽ ra công văn từ chối cấp số công bố. Do đó, doanh nghiệp cần lưu ý tính chính xác khi thực hiện bổ sung hồ sơ theo công văn.

READ MORE

TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN E-LOGISTICS TẠI VIỆT NAM

1.Thương mại điện tử thúc đẩy e-logistics:
Cách mạng Công nghiệp 4.0 với những bứt phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tích hợp trí tuệ nhân tạo với mạng lưới kết nối Internet vạn vật (IoT) và các công cụ hiện đại hóa đang bắt đầu thay đổi toàn bộ viễn cảnh của dịch vụ kho bãi và phân phối hàng hóa trên toàn thế giới, với ước tính khoảng 5,5 triệu thiết bị mới được kết nối mỗi ngày.
Theo báo cáo của Armstrong and Associates (2017), thương mại điện tử đang và sẽ là nhân tố dẫn dắt chính sự phát triển của logistics toàn cầu trong thời gian tới. Mặc dù hiện chỉ chiếm trên 5% doanh thu toàn thị trường nhưng với tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn mức trung bình của toàn ngành logistics toàn cầu, dự kiến đến năm 2020, thương mại điện tử sẽ chiếm khoảng 7,2-7,5% tổng doanh thu logistics thế giới.
Còn theo tính toán của Euromonitor, doanh thu thương mại điện tử năm 2016 của Việt Nam là 1 tỷ USD, trong đó doanh thu ngành giao nhận thương mại điện tử chiếm khoảng 10 – 12%. Doanh thu thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ tăng đạt mức tăng trưởng trung bình năm 23% từ năm 2020. Đến năm 2022, doanh thu thương mại điện tử sẽ tăng 150% hằng năm và đạt 10 tỷ USD/năm.
Sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông, các thế hệ điện thoại thông mình và tiện lợi, cùng với hệ thống mạng xã hội là những nhân tố sẽ thúc đẩy thương mại điện tử ở cả phân khúc B2B và B2C trong thời gian tới.
Cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, hoạt động thương mại phát triển đang góp phần thúc đẩy hoạt động logistics nói chung và e-logistics trở thành một xu hướng phát triển có nhiều động lực tại Việt Nam.
Ngoài ra, tiến trình hội nhập tạo điều kiện cho các giao dịch trên một thị trường rộng lớn thông qua thương mại điện tử, hệ thống hải quan tự động cũng thúc đẩy nhanh quá trình giao thương hàng hóa, giúp các DN Việt Nam tận dụng các cơ hội cả ở trong nước và trong thị trường chung ASEAN. Theo khảo sát và tính toán của Google và Temesek Holdings (Singapore) trường thương mại điện tử của Đông Nam Á có thể tăng từ 5,5 tỷ USD năm 2015 lên 88 tỷ USD năm 2025. Còn theo Ngân hàng Đầu tư Nomura (Nhật Bản) doanh thu thương mại điện tử B2C và C2C trong khu vực khu vực ASEAN sẽ đạt 36,1 tỷ USD vào năm 2020, với tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CARG) đạt 34%. Doanh thu giao nhận thương mại điện tử ước đạt 7 tỷ USD.
2.Triển vọng tại thị trường Việt Nam: 
Nắm bắt được xu hướng đó, các công ty logistics lớn đã sớm có sự chuẩn bị và sử dụng e-logistics tại thị trường Việt Nam. Ví dụ đầu tiên phải kể đến là DHL Express, công ty logistics nổi tiếng toàn cầu, với số lượng đơn hàng vận chuyển trong khối thương mại điện tử đã tăng từ 10% năm 2013 lên hơn 20% năm 2016 trong tổng số các đơn hàng quốc tế. DHL Express là một trong những công ty tiên phong trong việc ứng dụng các tiến bộ của e-logistics trong hoạt động giao nhận cũng như quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng của mình.
Đầu tháng 10/2017, UPS Việt Nam thông báo tăng cường dịch vụ tại 10 tỉnh thành tại miền Trung và miền Nam đồng thời với việc cải thiện thời gian vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu ở khu vực châu Á từ hai ngày xuống một ngày, và hàng hóa nhập khẩu từ châu Âu từ ba ngày xuống còn hai ngày. Công ty cũng tăng thời gian nhận hàng trễ nhất trong ngày thêm 3 tiếng đồng hồ.  UPS đã đầu tư hàng triệu USD cho công nghệ nhằm đem lại những dịch vụ cao hơn đối với khách hàng, ttong đó có dịch vụ giao hàng nhanh dành cho gói nhỏ vào sáng sớm, dịch vụ cung cấp thời gian giao hàng dự kiến cũng như theo dõi tình trạng giao hàng, dịch vụ gửi trả hàng quốc tế, hỗ trợ khách hàng tạo nhãn giao hàng và hóa đơn thương mại cho gói hàng được gửi từ một quốc gia và trả về một quốc gia khác được chỉ định. UPS còn cung cấp dịch vụ giúp doanh nghiệp cập nhật quy định về giấy phép, mã số thuế, các biểu mẫu và các dịch vụ này được tích hợp vào trang web của nhà bán lẻ trực tuyến. Với khách hàng sở hữu trang web thương mại điện tử, UPS có thể hỗ trợ tích hợp hệ thống logistics, cho phép thực hiện và theo dõi đơn hàng cũng như đảm bảo trải nghiệm mua sắm dành cho khách hàng. Nếu không tính thị trường Mỹ, 21% dịch vụ giao nhận hàng của UPS trên thị trường quốc tế là B2C. UPS Việt Nam nhận định sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới  sẽ tạo bứt phá lớn cho lĩnh vực logistics bởi các nhà sản xuất Việt Nam có thể bán hàng trực tiếp tại các nền tảng thương mại điện tử trên toàn thế giới.
FedEx đã đưa ra nhiều dịch vụ theo dõi chuỗi cung ứng và báo cáo trực tuyến. Khách hàng của FedEx Trade Networks có thể có được thông tin chính xác đến từng phút về hàng xuất nhập khẩu trong 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần.
Một ví dụ khác là Tập đoàn Deutsche Post DHL (Đức), với dịch vụ hậu cần thương mại điện tử DHL eComemerce tại Việt Nam (khai trương từ tháng 7/2017). Điểm nhấn chính là việc DHL eCommerce cung cấp dịch vụ như các công ty giao nhận thương mại điện tử hiện nay, kể cả dịch vụ thu tiền hộ, giải tỏa phần nào các trở ngại trong hoạt động B2C và C2C.
Các công ty logistics trong nước cũng đã nhận thức được và đang từng bước đầu tư cho e-logistics. Một ví dụ tiêu biểu như ALS Thái Nguyên đã có những bước đột phá trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý dịch vụ vận tải và hệ thống kho hàng. Dịch vụ vận tải được giám sát qua hệ thống GPS thời gian thực, quy trình khai thác hiện đại bằng các trang thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến. Thông tin trạng tái từng lô hàng được cập nhật liên tục theo thời gian thực bằng hệ thống PDA, điện thoại thông minh; Kho lưu trữ hàng hóa được quản lý dựa trên hệ thống mã vạch thông minh. Với những nỗ lực đổi mới, ALS Thái Nguyên đã đáp ứng được tiêu chuẩn phục vụ theo tiêu chuẩn của Cục hàng không Việt Nam, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) và Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
STM hoạt động dựa trên công nghệ điện toán đám mây, ghi nhớ và xử lý tự động thông minh, cập nhập tức thời và đáp ứng yêu cầu của người dùng thông qua việc cập nhật trạng thái theo quy trình nghiệp vụ vận tải của công ty.  Với khả năng tích hợp nhiều tính năng, người dùng có thể quản lý và giám sát tốt từng hoạt động trong chuỗi vận hành và quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động.
Phân quyền người dùng
Có nhiều bộ phận hoạt động cùng tham gia vào hệ thống nhưng mỗi bộ phận nắm từng vai trò khác nhau và yêu cầu về bảo mật thông tin trong doanh nghiệp là yêu cầu cơ bản. STM được thiết kế với cơ chế phân quyền sử dụng, mỗi người dùng tùy vào vai trò sẽ chỉ tập trung vào hoạt động của mình, giúp cho việc sử dụng hệ thống trở nên đơn giản, dễ dàng và mang tính bảo mật cao.
Tối ưu hoạt động điều phối
Hoạt động điều phối thường diễn ra hết sức phức tạp và gây ra nhiều lãng phí nhất trong hoạt động vận tải của công ty. Phương pháp làm việc truyền thống mất rất nhiều thời gian để xác định vị trí tài xế, xác định kế hoạch đơn hàng và nếu có sự cố xảy ra phải tốn nhiều thời gian giải quyết.
STM ứng dụng giải thuật thông mình hỗ trợ người điều phối trong việc lập kế hoạch điều xe theo kế hoạch đơn hàng, các đặc tính về xe, tuyến đường nhằm nâng cao hiệu quả làm việc, tối ưu hoá vận hành và giảm chi phí hoạt động.
Giám sát tài xế bằng Mobile App
Giảm tải công việc của điều độ và giám sát tình trạng vận chuyển dễ dàng và chặt chẽ nhất, STM cung cấp phần mềm Moblie App với giao diện được thiết kế đơn giản để tài xế có thể thao tác nhanh và cập nhật thông tin tức thời:

Quản lý chứng từ
Thay cho những chứng từ bằng giấy sẽ xảy ra rủi ro như thất lạc, khó đối chiếu thông tin và kiểm toán, STM sẽ giúp việc kiểm soát, nhập thông tin từ chứng từ vào hệ thống nhanh chóng, tiện lợi và việc quản lý, phân tích thông tin trở nên dễ dàng.
Đánh giá KPI
Với chức năng tự động cập nhập và đánh giá KPI liên tục dựa trên thực tế giúp doanh nghiệp kịp thời đánh giá hoạt động kinh doanh. Ngoài ra Smartlog còn hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống phân tích KPI theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Thanh toán và đối chiếu khách hàng, nhà thầu
Sau khi kết thúc vận hành hệ thống sẽ cập nhập tất cả chi phí, doanh thu để đưa ra các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay đối chiếu khách hàng, nhà thầu ngay lập tức và đầy đủ nhất. Thời gian đối chiếu nội bộ giảm rất nhiều và nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên.
Như vậy có thể thấy, cả về xu hướng thị trường và năng lực của các doanh nghiệp logistics đều hứa hẹn sự phát triển của e-logistics tại Việt Nam trong thời gian tới.

READ MORE

THU HÚT NGUỒN HÀNG VẬN CHUYỂN QUA VIỆT NAM: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOGISTICS

Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho việc thu hút nguồn hàng từ các nước qua Việt Nam đi các nước khác và ngược lại, tuy nhiên, để tiềm năng biến thành hiện thực là một hành trình dài, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của cả Nhà nước, các doanh nghiệp và nhân dân sinh sống trên các tuyến vận chuyển chủ chốt.
Chiến lược thực hiện để thu hút nguồn hàng cho sự phát triển của logistics Việt Nam là tận dụng các thế mạnh về địa lý để đẩy mạnh giao thương và thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics (bao gồm cả công nghệ và công nghệ thông tin; tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để kết nối hạ tầng logistics của Việt Nam với các nước láng giềng.
Hỗ trợ xây dựng những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế mạnh về logistics, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới đầu tư ra nước ngoài, xuất khẩu logistics và thu hút nguồn hàng từ các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Trung Quốc vận chuyển qua Việt Nam đi các nước và ngược lại.
1. Việc thu hút nguồn hàng từ các nước trong khu vực vào Việt Nam đi các nước khác và ngược lại cần bám sát lợi thế của các tuyến vận chuyển chủ chốt sau: 
Về đường bộ và đường sắt: phát triển các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa, tạo điều kiện cho việc chuyển tải hàng hóa giữa các nước trong khu vực một cách nhanh chóng và thuận lợi. Đặc biệt,  hàng hóa của vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và phía nam Trung Quốc có thể chuyển tải qua Việt Nam để đi tới các nước khác (Một số tuyến cụ thể đã được phân tích ở trên).
+ Hành lang kinh tế Đông Tây với trục chính là tuyến đường bộ dài 1.450km nối Đà Nẵng ở phía Đông với Mawlamyine (Myanmar) ở phía Tây, cắt ngang miền Trung và miền Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan. Đây cũng là tuyến vận chuyển được đánh giá là ngắn nhất qua  Đông Nam Á trên trục giao thông Đông – Tây và nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Lĩnh vực logistics của Việt Nam cần khai thác tiềm năng lớn của Hành lang kinh tế này để  thực hiện các hoạt động vận chuyển và dịch vụ logistics đi kèm, một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp.
+ Tuyến đường sắt Xuyên Á đi từ Singapore, qua Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Côn Minh-Trung Quốc. Với chiều dài khoảng 114.000km, tuyến đường này nối liền 28 quốc gia, tạo cơ hội kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Trung Đông và châu Âu. Do các nhà máy tại Trung Quốc được chuyển vào sâu trong đất liền và cách xa các cảng biển lớn để tiết kiệm chi phí nhân công, đường sắt sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giao thương giữa 2 châu lục Á – Âu. Đây sẽ là nguồn lợi lớn mà lĩnh vực logistics của Việt Nam cần khai thác.
Về đường biển: Tận dụng lợi thế ở khu vực cửa ngõ thương mại đặc biệt quan trọng trên bản đồ hàng hải thế giới, với 29/39 tuyến đường hàng hải đang hoạt động của thế giới đi qua biển Đông và chiếm trên 20% lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển của thế giới.  Bờ biển của Việt nam có lợi thế cho việc xây dựng và khai thác các cảng biển như: Tại miền Bắc có: Cái Lân và một số điểm ở khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, tại miền Trung có: Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, tại miền Nam có Vũng Tàu, Thị Vải…Đồng thời, cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ mới trong cả hoạt động quản lý cảng biển và logistics để có thể tận dụng tiềm năng thu hút nguồn hàng quá cảnh trong vận tải hàng hải.
Về đường hàng không: Tăng tỷ trọng hàng vận chuyển quốc tế thông qua việc nâng cấp hệ thống sân bay và hợp tác với các hàng kinh doanh thương mại điện tử.
2. Các giải pháp: 
Hoàn thiện khung pháp lý cho vận chuyển hàng hóa từ các nước qua Việt Nam để đi các nước khác và ngược lại để đảm bảo niềm tin cho các bạn hàng. Trong đó có việc thực hiện Hiệp định khung đã được ký kết giữa các nước Đông Nam Á về việc tạo thuận lợi thương mại, trong đó có Nghị định thư số 07 về hệ thống quá cảnh hải quan. Theo đó, hàng hóa quá cảnh của VN và các nước Đông Nam Á sẽ thực hiện theo hệ thống quá cảnh ASEAN (ACTS) bằng công nghệ quản lý tiên tiến, kết nối giữa các nước một cách nhất quán, đơn giản, hài hòa.
Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh
Phát triển thương mại tiểu vùng Mê Kông mở rộng và về hàng hóa quá cảnh, nhằm thu hút nguồn hàng từ Trung Quốc, Campuchia và Lào, đặc biệt là hàng container quá cảnh, cả về đường bộ và đường sông. Tăng cường đầu tư hạ tầng và công nghệ cho các hành lang vận tải trọng điểm: Phát triển kết cấu hạ tầng, kết hợp Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm.
Cải tiến các thủ tục thông quan hàng hóa và phương tiện tại cửa khẩu, áp dụng công nghệ thông tin trong thủ tục một cửa, một điểm dừng ở hầu hết các cửa khẩu chính. Đặc biệt, để tham gia ACTS, Việt Nam cần phải đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin một cách hoàn chỉnh. Việt Nam phải tiến hành đầu tư phần mềm, phần cứng vào bảo trì hạ tầng công nghệ thông tin cho các cửa khẩu quốc tế, các điểm thông quan nội địa trên tất cả các tuyến đường quá cảnh được chấp nhận sử dụng hệ thống này.
Tăng cường công tác thông tin về hàng hóa và phương tiện qua lại biên giới nhằm giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời trong hoạt động logistics.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban điều phối vận tải quá cảnh quốc gia (NTTCC) nhằm giúp Chính phủ và các bộ, ngành liên quan có chính sách kịp thời trong việc phát triển logistics liên khu vực.
Tăng cường sự hợp tác hiệu quả giữa các hiệp hội ngành nghề liên quan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc liên kết giữa dịch vụ logistics và vận tải; tổ chức các cuộc đối thoại hợp tác giữa các hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp với các nước trong tiểu vùng.

READ MORE

PHÁT TRIỂN LĨNH VỰC LOGISTICS: LÀN GIÓ ĐỔI MỚI TỪ CHÍNH SÁCH

Khung pháp lý cho dịch vụ logistics được cấu thành từ cả hệ thống văn bản quốc tế và trong nước, trải qua quá trình hình thành, sửa đổi và dần hoàn thiện để tạo sức phát triển cho một lĩnh vực ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.
Dịch vụ logistics liên quan tới vận tải biển chịu sự tác động của các điều ước quốc tế như Công ước Brussel (1924), Nghị định thư Visby (1968), Công ước Hamburg (1978). Liên quan tới vận tải hàng không có Công ước Vacsava (1929), Nghị định thư Hague (1955), Nghị định thư Montreal (1975), Công ước Montreal (1999).
Ngoài ra phải kể đến Công ước thống nhất thủ tục hải quan Kyoto (1973), Công ước quốc tế vận tải đa phương thức (1980). Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt (1951), Quy tắc của UNCTAD/ICC về chứng từ vận tải đa phương thức (1992),… Có thể nói, các công ước cũng như tập quán quốc tế được hình thành chủ yếu từ các nước phát triển, sau đó được công nhận và trở thành quy định chung điều chỉnh hoạt động logistics quốc tế.
Khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, dịch vụ logistics còn chịu tác động của các thỏa thuận tại khu vực như Hiệp định vận tải qua biên giới (1999); Hiệp định tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (1968); Hiệp định khung vận tải đa phương thức ASEAN (2005). Trong quá trình kinh doanh dịch vụ logistics, các doanh nghiệp cũng phải thực hiện các tập quán quốc tế, chẳng hạn, điều kiện giao nhận hàng (Incoterms); quy tắc thực hiện tín dụng chứng từ; bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, giao nhận…
Hệ thống luật pháp pháp Việt Nam liên quan tới logistics dần được hình thành và hoàn thiện. Luật Thương mại năm 2005 đã thay thế Luật Thương mại 1997, trong đó thuật ngữ “logistics” được thay cho dịch vụ giao nhận trước kia. Năm 2005, Bộ Luật Hàng hải sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 1990, phù hợp dần với luật quốc tế. Năm 2006, Việt Nam chính thức công nhận Công ước tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển ra vào cảng biển (FAL-65).
Đồng thời với Bộ luật Hàng hải, các luật về hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, Luật Hải quan, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm… cũng ra đời.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Dịch vụ logistics liên quan tới vận tải biển chịu sự tác động của các điều ước quốc tế như Công ước Brussel (1924), Nghị định thư Visby (1968), Công ước Hamburg (1978). Liên quan tới vận tải hàng không có Công ước Vacsava (1929), Nghị định thư Hague (1955), Nghị định thư Montreal (1975), Công ước Montreal (1999).
Bên cạnh đó, còn có Công ước thống nhất thủ tục hải quan Kyoto (1973), Công ước quốc tế vận tải đa phương thức (1980). Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt (1951), Quy tắc của UNCTAD/ICC về chứng từ vận tải đa phương thức (1992),… Có thể nói, các công ước cũng như tập quán quốc tế được hình thành chủ yếu từ các nước phát triển, sau đó được công nhận và trở thành quy định chung điều chỉnh hoạt động logistics quốc tế.
Khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, dịch vụ logistics còn chịu tác động của các thỏa thuận tại khu vực như Hiệp định vận tải qua biên giới (1999); Hiệp định tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (1968); Hiệp định khung vận tải đa phương thức ASEAN (2005). Trong quá trình kinh doanh dịch vụ logistics, các doanh nghiệp cũng phải thực hiện các tập quán quốc tế, chẳng hạn, điều kiện giao nhận hàng (Incoterms); quy tắc thực hiện tín dụng chứng từ; bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, giao nhận…
Hệ thống luật pháp pháp Việt Nam liên quan tới logistics dần được hình thành và hoàn thiện. Luật Thương mại năm 2005 đã thay thế Luật Thương mại 1997, trong đó thuật ngữ “logistics” được thay cho dịch vụ giao nhận trước kia. Năm 2005, Bộ Luật Hàng hải sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 1990, phù hợp dần với luật quốc tế. Năm 2006, Việt Nam chính thức công nhận Công ước tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển ra vào cảng biển (FAL-65). Đồng thời với Bộ luật Hàng hải, các luật về hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, Luật Hải quan, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm… cũng ra đời.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Năm 2017 đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong việc hoàn thiện khung pháp lý và chính sách liên quan đến logistics. Từ việc Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 cho đến việc sửa đổi và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương, thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành.
– Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017.
Sau khi Quyết định 200/QĐ-TTg được ban hành, một số Bộ ngành, địa phương, hiệp hội đã ban hành kế hoạch của riêng nghành, địa phương mình để cụ thể hóa các nhiệm vụ nhằm phát triển dịch vụ logistics trong ngành hoặc tại địa phương, phù hợp với điều kiện và đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội của ngành hoặc địa phương đó.

– Luật Quản lý ngoại thương:
Luật Quản lý ngoại thương đã được Quốc hội thông qua năm 2017, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2018, gồm 8 Chương 113 Điều quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương. Luật điều chỉnh chủ yếu công tác quản lý nhà nước về ngoại thương bao gồm: các biện pháp quản lý, điều hành hoạt động ngoại thương có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế; không điều chỉnh, can thiệp vào các hoạt động cụ thể của thương nhân, giữa các thương nhân với nhau. Luật chỉ điều chỉnh đối tượng là hàng hóa, không điều chỉnh đối tượng dịch vụ.
Luật Quản lý ngoại thương hệ thống hóa lại các hình thức thương mại quốc tế, bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, v.v… Đây là những hoạt động mà các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong lĩnh vực đại lý hải quan cần nắm vững quy định, quy trình, thủ tục để tư vấn và thực hiện thay mặt khách hàng.
– Trong năm 2017, Chính phủ tiến hành sửa đổi Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Dự thảo Nghị định mới dự kiến đưa ra phân loại mới cho dịch vụ logistics, cập nhật những cam kết mở cửa dịch vụ logistics trong WTO sau 10 năm Việt Nam tham gia tổ chức này.
– Nghị định 160/2016/NĐ-CP, ngày 29/11/2016 về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển có hiệu lực từ ngày 01/7/2017 và thay thế cho Nghị định 30/2014/NĐ-CP, ngày 14/4/2014 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
Mục đích của Nghị định 160/2016/NĐ-CP là nhằm quy định chi tiết những điều khoản có liên quan của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2017. Vì vậy, Nghị định đã quy định rõ ràng hơn các điều kiện kinh doanh về tổ chức bộ máy, tài chính và nhân lực… so với Nghị định 30/2014/NĐ-CP và phù hợp với tiến trình hội nhập sâu rộng của nước ta khi thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam về dịch vụ vận tải biển trong ASEAN và WTO, tiến tới thực hiện các cam kết trong TPP và các FTA thế hệ mới, qua đó tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển trong nước cũng như nước ngoài tại Việt Nam.
– Một số chính sách mới về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực hải quan:
Năm 2017 là năm toàn ngành Hải quan đã phối hợp với các Bộ, ngành quyết liệt thực hiện các chính sách, giải pháp để đơn giản hóa thủ tục hải quan, áp dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương thức quản lý để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Một số chính sách tiêu biểu gồm có:
+ Nộp thuế điện tử đối với hàng xuất, nhập khẩu: Để đơn giản hóa TTHC, giảm thời gian thông quan cũng như khắc phục những vướng mắc và tối ưu hóa công tác thu, nộp thuế điện tử, Tổng cục Hải quan đang triển khai thực hiện đề án “Nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7”. Đến nay, Tổng cục Hải quan đã ký kết thỏa thuận phối hợp thu với 36 ngân hàng thương mại, thực hiện thu thuế XNK qua Cổng thanh toán điện tử. Theo phương thức này, các doanh nghiệp đến các ngân hàng thương mại (đã ký thoả thuận phối hợp thu ngân sách nhà nước với Tổng cục Hải quan) lập bảng kê giấy nộp tiền chi tiết theo từng tờ khai và đề nghị trích tiền nộp ngân sách. Cán bộ ngân hàng sẽ thực hiện truy vấn thông tin trên Cổng thanh toán điện tử, trường hợp thông tin phù hợp cán bộ ngân hàng sẽ tiến hành lập lệnh nộp tiền gửi sang Tổng cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước. Trên cơ sở thông tin ngân hàng thương mại gửi sang Cổng thanh toán điện tử, hệ thống sẽ xử lý, trừ nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp. Phương thức này có ưu điểm là quy trình thủ tục đơn giản, người nộp thuế chỉ cần kê khai thông tin tối thiểu khi nộp thuế và thông tin sẽ được chuyển thông tin sang hệ thống VNACCS để thông quan hàng hóa, giảm thời gian, chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.
+ Giảm số mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành (KTCN) trước thông quan. Tại Nghị quyết 117/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2017, Chính phủ yêu cầu ngành Hải quan phối hợp với các Bộ ngành phải giảm ít nhất 50% số mặt hàng phải KTCN trước thông quan. Để tiếp tục đơn giản hóa các TTHC, giảm thiểu KTCN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa 18/40 thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành (đạt tỉ lệ 45%). Nguyên tắc cắt giảm: Cắt giảm tối đa việc KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu; chỉ thực hiện khi có yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng, hoặc quy định tại các Công ước quốc tế một cách linh hoạt, phù hợp. Đồng thời quán triệt nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên.
Bộ Công Thương cũng đã giảm được hơn 58% lượng mặt hàng phải kiểm tra trước thông quan. Còn lại đều là những mặt hàng Bộ không có thẩm quyền bãi bỏ theo quy định của pháp luật. Với những mặt hàng này, Bộ Công Thương cho biết có quy định đầy đủ mã HS, quản lý theo mức độ rủi ro, quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và xóa bỏ độc quyền, xã hội hóa công tác kiểm tra. Bộ Công Thương cho biết trong thời gian tới sẽ phát triển theo những định hướng lớn như giảm bớt danh mục hàng hóa thuộc diện KTCN, gồm cả trước và sau thông quan. Với mặt hàng buộc phải kiểm tra, tăng cường hình thức hậu kiểm và đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro. Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục bãi bỏ và đơn giản hóa các TTHC, điều kiện kinh doanh.
+  Đối với lĩnh vực thông quan hàng hóa đường hàng không: Ngày 13/10/2017, Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 2061/QĐ-BTC về việc áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Phạm vi áp dụng thí điểm là đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh có cửa khẩu xuất (địa điểm xếp hàng khai trên tờ khai XK) hoặc cửa khẩu nhập (địa điểm dỡ hàng khai trên tờ khai NK) là cảng hàng không quốc tế Nội Bài thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan Hà Nội.
+ Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát hàng hóa tại cảng biển và sử dụng chữ ký số khi khai báo thông tin thực hiện TTHC liên quan đến tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh. Tính đến hết ngày 11/9/2017 đã có 03 doanh nghiệp tham gia Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, giám sát hơn 86 nghìn container ra vào cảng. Các kết quả ban đầu cho thấy, Hệ thống giám sát hàng hóa tại cảng biển đã tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan và các cơ quan liên quan.
Đây sẽ tiền đề cho việc triển khai mở rộng tại các cảng biển trong cả nước.  Ngoài ra,  từ 01/01/2018, Tổng cục Hải quan yêu cầu các hãng tàu, đại lý tàu và đại lý giao nhận sử dụng chữ ký số khi khai báo thông tin thực hiện TTHC liên quan đến tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh qua Cơ chế Một cửa Quốc gia.

Loại hình Luật Nghị định Quyết định, Thông tư và văn bản khác
Dịch vụ vận tải đa phương thức Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 29/10/2009 về vận tải đa phương thức
Nghị định 89/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức
Dịch vụ vận tải hàng hải Bộ luật Hàng hải 2005
Bộ luật Hàng hải 2015 mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2017
Luật Biển Việt Nam 2013
Nghị định 30/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển Quyết định 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Thông tư 66/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới
Dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi năm 2014
Nghị định 110/2014/NĐ-CP Quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BGTVT ngày 28/12/2015 Hợp nhất Thông tư quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa
Dịch vụ vận tải hàng không Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006;
Luật sửa đổi Luật Hàng không dân dụng năm 2014
Nghị định 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
Quyết định 43/2017/QĐ-TTg về quy định trách nhiệm thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia
Dịch vụ vận tải đường sắt Luật Đường sắt 2017 Nghị định 14/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đường sắt Thông tư 78/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia
Dịch vụ vận tải đường bộ Luật Giao thông đường bộ 2008 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Thông tư 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 63/2014/TT-BGTVT về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Quản lý kho bãi Nghị định 68/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan Quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Thông tư 84/2017/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2016/NĐ-CP
Quyết định 2061/QĐ-BTC về áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu (XNK), quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài (cảng Nội Bài).
Hệ thống kho tại biên giới Quyết định 229/QĐ-BCT ngày 23 tháng 01 năm 2017  phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển hệ thống kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam – Lào và biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”.
Quyết định 1093/QĐ-BCT ngày 3 tháng 2 năm  2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
Cảng cạn (ICD)

Quyết định 2223/QĐ-TTG ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

READ MORE
× How can I help you?
zalo-icon
Chat ngay