Khung pháp lý cho dịch vụ logistics được cấu thành từ cả hệ thống văn bản quốc tế và trong nước, trải qua quá trình hình thành, sửa đổi và dần hoàn thiện để tạo sức phát triển cho một lĩnh vực ngày càng có vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.
Dịch vụ logistics liên quan tới vận tải biển chịu sự tác động của các điều ước quốc tế như Công ước Brussel (1924), Nghị định thư Visby (1968), Công ước Hamburg (1978). Liên quan tới vận tải hàng không có Công ước Vacsava (1929), Nghị định thư Hague (1955), Nghị định thư Montreal (1975), Công ước Montreal (1999).
Ngoài ra phải kể đến Công ước thống nhất thủ tục hải quan Kyoto (1973), Công ước quốc tế vận tải đa phương thức (1980). Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt (1951), Quy tắc của UNCTAD/ICC về chứng từ vận tải đa phương thức (1992),… Có thể nói, các công ước cũng như tập quán quốc tế được hình thành chủ yếu từ các nước phát triển, sau đó được công nhận và trở thành quy định chung điều chỉnh hoạt động logistics quốc tế.
Khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, dịch vụ logistics còn chịu tác động của các thỏa thuận tại khu vực như Hiệp định vận tải qua biên giới (1999); Hiệp định tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (1968); Hiệp định khung vận tải đa phương thức ASEAN (2005). Trong quá trình kinh doanh dịch vụ logistics, các doanh nghiệp cũng phải thực hiện các tập quán quốc tế, chẳng hạn, điều kiện giao nhận hàng (Incoterms); quy tắc thực hiện tín dụng chứng từ; bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, giao nhận…
Hệ thống luật pháp pháp Việt Nam liên quan tới logistics dần được hình thành và hoàn thiện. Luật Thương mại năm 2005 đã thay thế Luật Thương mại 1997, trong đó thuật ngữ “logistics” được thay cho dịch vụ giao nhận trước kia. Năm 2005, Bộ Luật Hàng hải sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 1990, phù hợp dần với luật quốc tế. Năm 2006, Việt Nam chính thức công nhận Công ước tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển ra vào cảng biển (FAL-65).
Đồng thời với Bộ luật Hàng hải, các luật về hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, Luật Hải quan, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm… cũng ra đời.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Dịch vụ logistics liên quan tới vận tải biển chịu sự tác động của các điều ước quốc tế như Công ước Brussel (1924), Nghị định thư Visby (1968), Công ước Hamburg (1978). Liên quan tới vận tải hàng không có Công ước Vacsava (1929), Nghị định thư Hague (1955), Nghị định thư Montreal (1975), Công ước Montreal (1999).
Bên cạnh đó, còn có Công ước thống nhất thủ tục hải quan Kyoto (1973), Công ước quốc tế vận tải đa phương thức (1980). Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt (1951), Quy tắc của UNCTAD/ICC về chứng từ vận tải đa phương thức (1992),… Có thể nói, các công ước cũng như tập quán quốc tế được hình thành chủ yếu từ các nước phát triển, sau đó được công nhận và trở thành quy định chung điều chỉnh hoạt động logistics quốc tế.
Khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN, dịch vụ logistics còn chịu tác động của các thỏa thuận tại khu vực như Hiệp định vận tải qua biên giới (1999); Hiệp định tạo thuận lợi cho hàng hóa quá cảnh (1968); Hiệp định khung vận tải đa phương thức ASEAN (2005). Trong quá trình kinh doanh dịch vụ logistics, các doanh nghiệp cũng phải thực hiện các tập quán quốc tế, chẳng hạn, điều kiện giao nhận hàng (Incoterms); quy tắc thực hiện tín dụng chứng từ; bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, giao nhận…
Hệ thống luật pháp pháp Việt Nam liên quan tới logistics dần được hình thành và hoàn thiện. Luật Thương mại năm 2005 đã thay thế Luật Thương mại 1997, trong đó thuật ngữ “logistics” được thay cho dịch vụ giao nhận trước kia. Năm 2005, Bộ Luật Hàng hải sửa đổi Bộ Luật Hàng hải 1990, phù hợp dần với luật quốc tế. Năm 2006, Việt Nam chính thức công nhận Công ước tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển ra vào cảng biển (FAL-65). Đồng thời với Bộ luật Hàng hải, các luật về hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, Luật Hải quan, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Bảo hiểm… cũng ra đời.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics được quy định tại Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Năm 2017 đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ trong việc hoàn thiện khung pháp lý và chính sách liên quan đến logistics. Từ việc Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 cho đến việc sửa đổi và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý ngoại thương, thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành.
– Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành tại Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017.
Sau khi Quyết định 200/QĐ-TTg được ban hành, một số Bộ ngành, địa phương, hiệp hội đã ban hành kế hoạch của riêng nghành, địa phương mình để cụ thể hóa các nhiệm vụ nhằm phát triển dịch vụ logistics trong ngành hoặc tại địa phương, phù hợp với điều kiện và đặc điểm phát triển kinh tế – xã hội của ngành hoặc địa phương đó.

– Luật Quản lý ngoại thương:
Luật Quản lý ngoại thương đã được Quốc hội thông qua năm 2017, chính thức có hiệu lực từ 01/01/2018, gồm 8 Chương 113 Điều quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương. Luật điều chỉnh chủ yếu công tác quản lý nhà nước về ngoại thương bao gồm: các biện pháp quản lý, điều hành hoạt động ngoại thương có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế; không điều chỉnh, can thiệp vào các hoạt động cụ thể của thương nhân, giữa các thương nhân với nhau. Luật chỉ điều chỉnh đối tượng là hàng hóa, không điều chỉnh đối tượng dịch vụ.
Luật Quản lý ngoại thương hệ thống hóa lại các hình thức thương mại quốc tế, bao gồm cả xuất khẩu, nhập khẩu, gia công, đại lý, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, v.v… Đây là những hoạt động mà các doanh nghiệp dịch vụ logistics trong lĩnh vực đại lý hải quan cần nắm vững quy định, quy trình, thủ tục để tư vấn và thực hiện thay mặt khách hàng.
– Trong năm 2017, Chính phủ tiến hành sửa đổi Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Dự thảo Nghị định mới dự kiến đưa ra phân loại mới cho dịch vụ logistics, cập nhật những cam kết mở cửa dịch vụ logistics trong WTO sau 10 năm Việt Nam tham gia tổ chức này.
– Nghị định 160/2016/NĐ-CP, ngày 29/11/2016 về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển có hiệu lực từ ngày 01/7/2017 và thay thế cho Nghị định 30/2014/NĐ-CP, ngày 14/4/2014 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
Mục đích của Nghị định 160/2016/NĐ-CP là nhằm quy định chi tiết những điều khoản có liên quan của Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, có hiệu lực từ ngày 01/7/2017. Vì vậy, Nghị định đã quy định rõ ràng hơn các điều kiện kinh doanh về tổ chức bộ máy, tài chính và nhân lực… so với Nghị định 30/2014/NĐ-CP và phù hợp với tiến trình hội nhập sâu rộng của nước ta khi thực hiện đầy đủ các cam kết của Việt Nam về dịch vụ vận tải biển trong ASEAN và WTO, tiến tới thực hiện các cam kết trong TPP và các FTA thế hệ mới, qua đó tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch và bình đẳng cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển trong nước cũng như nước ngoài tại Việt Nam.
– Một số chính sách mới về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) trong lĩnh vực hải quan:
Năm 2017 là năm toàn ngành Hải quan đã phối hợp với các Bộ, ngành quyết liệt thực hiện các chính sách, giải pháp để đơn giản hóa thủ tục hải quan, áp dụng công nghệ thông tin và đổi mới phương thức quản lý để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Một số chính sách tiêu biểu gồm có:
+ Nộp thuế điện tử đối với hàng xuất, nhập khẩu: Để đơn giản hóa TTHC, giảm thời gian thông quan cũng như khắc phục những vướng mắc và tối ưu hóa công tác thu, nộp thuế điện tử, Tổng cục Hải quan đang triển khai thực hiện đề án “Nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7”. Đến nay, Tổng cục Hải quan đã ký kết thỏa thuận phối hợp thu với 36 ngân hàng thương mại, thực hiện thu thuế XNK qua Cổng thanh toán điện tử. Theo phương thức này, các doanh nghiệp đến các ngân hàng thương mại (đã ký thoả thuận phối hợp thu ngân sách nhà nước với Tổng cục Hải quan) lập bảng kê giấy nộp tiền chi tiết theo từng tờ khai và đề nghị trích tiền nộp ngân sách. Cán bộ ngân hàng sẽ thực hiện truy vấn thông tin trên Cổng thanh toán điện tử, trường hợp thông tin phù hợp cán bộ ngân hàng sẽ tiến hành lập lệnh nộp tiền gửi sang Tổng cục Hải quan và Kho bạc Nhà nước. Trên cơ sở thông tin ngân hàng thương mại gửi sang Cổng thanh toán điện tử, hệ thống sẽ xử lý, trừ nợ, xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp. Phương thức này có ưu điểm là quy trình thủ tục đơn giản, người nộp thuế chỉ cần kê khai thông tin tối thiểu khi nộp thuế và thông tin sẽ được chuyển thông tin sang hệ thống VNACCS để thông quan hàng hóa, giảm thời gian, chi phí phát sinh cho doanh nghiệp.
+ Giảm số mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành (KTCN) trước thông quan. Tại Nghị quyết 117/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2017, Chính phủ yêu cầu ngành Hải quan phối hợp với các Bộ ngành phải giảm ít nhất 50% số mặt hàng phải KTCN trước thông quan. Để tiếp tục đơn giản hóa các TTHC, giảm thiểu KTCN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa 18/40 thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành (đạt tỉ lệ 45%). Nguyên tắc cắt giảm: Cắt giảm tối đa việc KTCN đối với hàng hóa xuất khẩu; chỉ thực hiện khi có yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng, hoặc quy định tại các Công ước quốc tế một cách linh hoạt, phù hợp. Đồng thời quán triệt nguyên tắc quản lý rủi ro, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, áp dụng chế độ doanh nghiệp ưu tiên.
Bộ Công Thương cũng đã giảm được hơn 58% lượng mặt hàng phải kiểm tra trước thông quan. Còn lại đều là những mặt hàng Bộ không có thẩm quyền bãi bỏ theo quy định của pháp luật. Với những mặt hàng này, Bộ Công Thương cho biết có quy định đầy đủ mã HS, quản lý theo mức độ rủi ro, quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn và xóa bỏ độc quyền, xã hội hóa công tác kiểm tra. Bộ Công Thương cho biết trong thời gian tới sẽ phát triển theo những định hướng lớn như giảm bớt danh mục hàng hóa thuộc diện KTCN, gồm cả trước và sau thông quan. Với mặt hàng buộc phải kiểm tra, tăng cường hình thức hậu kiểm và đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro. Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục bãi bỏ và đơn giản hóa các TTHC, điều kiện kinh doanh.
+  Đối với lĩnh vực thông quan hàng hóa đường hàng không: Ngày 13/10/2017, Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 2061/QĐ-BTC về việc áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Phạm vi áp dụng thí điểm là đối với hàng hóa XK, NK, quá cảnh có cửa khẩu xuất (địa điểm xếp hàng khai trên tờ khai XK) hoặc cửa khẩu nhập (địa điểm dỡ hàng khai trên tờ khai NK) là cảng hàng không quốc tế Nội Bài thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan Hà Nội.
+ Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát hàng hóa tại cảng biển và sử dụng chữ ký số khi khai báo thông tin thực hiện TTHC liên quan đến tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh. Tính đến hết ngày 11/9/2017 đã có 03 doanh nghiệp tham gia Hệ thống quản lý, giám sát hàng hóa tại cảng biển, giám sát hơn 86 nghìn container ra vào cảng. Các kết quả ban đầu cho thấy, Hệ thống giám sát hàng hóa tại cảng biển đã tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan và các cơ quan liên quan.
Đây sẽ tiền đề cho việc triển khai mở rộng tại các cảng biển trong cả nước.  Ngoài ra,  từ 01/01/2018, Tổng cục Hải quan yêu cầu các hãng tàu, đại lý tàu và đại lý giao nhận sử dụng chữ ký số khi khai báo thông tin thực hiện TTHC liên quan đến tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh qua Cơ chế Một cửa Quốc gia.

Loại hình Luật Nghị định Quyết định, Thông tư và văn bản khác
Dịch vụ vận tải đa phương thức Nghị định 87/2009/NĐ-CP ngày 29/10/2009 về vận tải đa phương thức
Nghị định 89/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/2009/NĐ-CP vận tải đa phương thức
Dịch vụ vận tải hàng hải Bộ luật Hàng hải 2005
Bộ luật Hàng hải 2015 mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2017
Luật Biển Việt Nam 2013
Nghị định 30/2014/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển Quyết định 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030.
Thông tư 66/2014/TT-BGTVT quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi bằng tàu khách cao tốc giữa các cảng, bến, vùng nước thuộc nội thủy Việt Nam và qua biên giới
Dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi năm 2014
Nghị định 110/2014/NĐ-CP Quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa Văn bản hợp nhất 13/VBHN-BGTVT ngày 28/12/2015 Hợp nhất Thông tư quy định về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa
Dịch vụ vận tải hàng không Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006;
Luật sửa đổi Luật Hàng không dân dụng năm 2014
Nghị định 30/2013/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung Thông tư 81/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung
Quyết định 43/2017/QĐ-TTg về quy định trách nhiệm thực hiện thủ tục đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia
Dịch vụ vận tải đường sắt Luật Đường sắt 2017 Nghị định 14/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đường sắt Thông tư 78/2014/TT-BGTVT quy định về việc vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường sắt quốc gia
Dịch vụ vận tải đường bộ Luật Giao thông đường bộ 2008 Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Thông tư 60/2015/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 63/2014/TT-BGTVT về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Quản lý kho bãi Nghị định 68/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan Quyết định 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
Thông tư 84/2017/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2016/NĐ-CP
Quyết định 2061/QĐ-BTC về áp dụng thí điểm quản lý, giám sát hải quan tự động đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu (XNK), quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài (cảng Nội Bài).
Hệ thống kho tại biên giới Quyết định 229/QĐ-BCT ngày 23 tháng 01 năm 2017  phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển hệ thống kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam – Lào và biên giới Việt Nam – Campuchia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”.
Quyết định 1093/QĐ-BCT ngày 3 tháng 2 năm  2015 phê duyệt Quy hoạch phát triển kho hàng hóa tại các cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam – Trung Quốc đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
Cảng cạn (ICD)

Quyết định 2223/QĐ-TTG ngày 13 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030