Việt Nam có vị trí địa lý thuận lợi cho việc thu hút nguồn hàng từ các nước qua Việt Nam đi các nước khác và ngược lại, tuy nhiên, để tiềm năng biến thành hiện thực là một hành trình dài, đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của cả Nhà nước, các doanh nghiệp và nhân dân sinh sống trên các tuyến vận chuyển chủ chốt.
Chiến lược thực hiện để thu hút nguồn hàng cho sự phát triển của logistics Việt Nam là tận dụng các thế mạnh về địa lý để đẩy mạnh giao thương và thu hút đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng logistics (bao gồm cả công nghệ và công nghệ thông tin; tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để kết nối hạ tầng logistics của Việt Nam với các nước láng giềng.
Hỗ trợ xây dựng những doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế mạnh về logistics, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới đầu tư ra nước ngoài, xuất khẩu logistics và thu hút nguồn hàng từ các nước Lào, Campuchia, Thái Lan và Nam Trung Quốc vận chuyển qua Việt Nam đi các nước và ngược lại.
1. Việc thu hút nguồn hàng từ các nước trong khu vực vào Việt Nam đi các nước khác và ngược lại cần bám sát lợi thế của các tuyến vận chuyển chủ chốt sau:
Về đường bộ và đường sắt: phát triển các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa, tạo điều kiện cho việc chuyển tải hàng hóa giữa các nước trong khu vực một cách nhanh chóng và thuận lợi. Đặc biệt, hàng hóa của vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và phía nam Trung Quốc có thể chuyển tải qua Việt Nam để đi tới các nước khác (Một số tuyến cụ thể đã được phân tích ở trên).
+ Hành lang kinh tế Đông Tây với trục chính là tuyến đường bộ dài 1.450km nối Đà Nẵng ở phía Đông với Mawlamyine (Myanmar) ở phía Tây, cắt ngang miền Trung và miền Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan. Đây cũng là tuyến vận chuyển được đánh giá là ngắn nhất qua Đông Nam Á trên trục giao thông Đông – Tây và nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Lĩnh vực logistics của Việt Nam cần khai thác tiềm năng lớn của Hành lang kinh tế này để thực hiện các hoạt động vận chuyển và dịch vụ logistics đi kèm, một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp.
+ Tuyến đường sắt Xuyên Á đi từ Singapore, qua Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và Côn Minh-Trung Quốc. Với chiều dài khoảng 114.000km, tuyến đường này nối liền 28 quốc gia, tạo cơ hội kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Trung Đông và châu Âu. Do các nhà máy tại Trung Quốc được chuyển vào sâu trong đất liền và cách xa các cảng biển lớn để tiết kiệm chi phí nhân công, đường sắt sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giao thương giữa 2 châu lục Á – Âu. Đây sẽ là nguồn lợi lớn mà lĩnh vực logistics của Việt Nam cần khai thác.
Về đường biển: Tận dụng lợi thế ở khu vực cửa ngõ thương mại đặc biệt quan trọng trên bản đồ hàng hải thế giới, với 29/39 tuyến đường hàng hải đang hoạt động của thế giới đi qua biển Đông và chiếm trên 20% lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển của thế giới. Bờ biển của Việt nam có lợi thế cho việc xây dựng và khai thác các cảng biển như: Tại miền Bắc có: Cái Lân và một số điểm ở khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, tại miền Trung có: Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, tại miền Nam có Vũng Tàu, Thị Vải…Đồng thời, cần nâng cấp cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ mới trong cả hoạt động quản lý cảng biển và logistics để có thể tận dụng tiềm năng thu hút nguồn hàng quá cảnh trong vận tải hàng hải.
Về đường hàng không: Tăng tỷ trọng hàng vận chuyển quốc tế thông qua việc nâng cấp hệ thống sân bay và hợp tác với các hàng kinh doanh thương mại điện tử.
2. Các giải pháp:
Hoàn thiện khung pháp lý cho vận chuyển hàng hóa từ các nước qua Việt Nam để đi các nước khác và ngược lại để đảm bảo niềm tin cho các bạn hàng. Trong đó có việc thực hiện Hiệp định khung đã được ký kết giữa các nước Đông Nam Á về việc tạo thuận lợi thương mại, trong đó có Nghị định thư số 07 về hệ thống quá cảnh hải quan. Theo đó, hàng hóa quá cảnh của VN và các nước Đông Nam Á sẽ thực hiện theo hệ thống quá cảnh ASEAN (ACTS) bằng công nghệ quản lý tiên tiến, kết nối giữa các nước một cách nhất quán, đơn giản, hài hòa.
Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh
Phát triển thương mại tiểu vùng Mê Kông mở rộng và về hàng hóa quá cảnh, nhằm thu hút nguồn hàng từ Trung Quốc, Campuchia và Lào, đặc biệt là hàng container quá cảnh, cả về đường bộ và đường sông. Tăng cường đầu tư hạ tầng và công nghệ cho các hành lang vận tải trọng điểm: Phát triển kết cấu hạ tầng, kết hợp Nhà nước và doanh nghiệp cùng làm.
Cải tiến các thủ tục thông quan hàng hóa và phương tiện tại cửa khẩu, áp dụng công nghệ thông tin trong thủ tục một cửa, một điểm dừng ở hầu hết các cửa khẩu chính. Đặc biệt, để tham gia ACTS, Việt Nam cần phải đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin một cách hoàn chỉnh. Việt Nam phải tiến hành đầu tư phần mềm, phần cứng vào bảo trì hạ tầng công nghệ thông tin cho các cửa khẩu quốc tế, các điểm thông quan nội địa trên tất cả các tuyến đường quá cảnh được chấp nhận sử dụng hệ thống này.
Tăng cường công tác thông tin về hàng hóa và phương tiện qua lại biên giới nhằm giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời trong hoạt động logistics.
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban điều phối vận tải quá cảnh quốc gia (NTTCC) nhằm giúp Chính phủ và các bộ, ngành liên quan có chính sách kịp thời trong việc phát triển logistics liên khu vực.
Tăng cường sự hợp tác hiệu quả giữa các hiệp hội ngành nghề liên quan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc liên kết giữa dịch vụ logistics và vận tải; tổ chức các cuộc đối thoại hợp tác giữa các hiệp hội ngành nghề và doanh nghiệp với các nước trong tiểu vùng.
THU HÚT NGUỒN HÀNG VẬN CHUYỂN QUA VIỆT NAM: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LOGISTICS
26 Tháng năm, 2022 In Freight News
Global Logistics & Trading Co., LTD
Global Logistics là một hãng vận tải quốc tế trẻ trung, năng động với đội ngũ lành nghề tâm huyết, có quan hệ trực tiếp với nhiều ngành nghề và các Chủ tàu, có kiến thức rộng về thị trường vận chuyển xuyên quốc gia.
Giới Thiệu
Tracking
Visit Counter
- 0
- 1
- 12
- 217
- 825
Địa Chỉ
Văn Phòng Hà Nội: Phòng 15A02, Tòa nhà W1, Vinhome Westpoint, Khu HH, Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Email: longpv@worldship.com.vn / thanhnt@worldship.com.vn
Hotline: 090 242 8919
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: Tầng 1, Tòa nhà Nghĩa Tín, 448/3 Lê Văn Sỹ, P14, Quận 3, TPHCM
Tel. (84)(28)7301-3898
Chi nhánh tại Hải Phòng: Số 4 Lê Thánh Tông – Ngô Quyền – HP
Tel. (84) (0)93 669 5269